logo Tigobiz

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững với doanh thu và lợi nhuận ổn định thì chắc chắn cần phải có một chiến lược hoàn hảo. Có thể nói, hoạch định chiến lược chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của cả một doanh nghiệp.

Hoạch định chiến lược là gì?

Hoạch định chiến lược là một chức năng quản trị của một tổ chức, bao gồm việc: xác định các ưu tiên, tập trung các nguồn lực, và củng cố các hoạt động vận hành, nhằm bảo đảm cho các nhân viên của tổ chức và các bên có liên quan khác cùng hướng đến những mục tiêu chung, đạt được sự thống nhất về các kết quả dự kiến, đánh giá và điều chỉnh phương hướng hoạt động của tổ chức để đáp ứng môi trường kinh doanh luôn biến động.

Hoạch định chiến lược là nỗ lực của tổ chức nhằm đưa ra những quyết định và những hành động cơ bản có vai trò định hình và hướng dẫn cho tổ chức đó muốn trở thành cái gì, phục vụ cho ai, làm gì, lý do tại sao làm việc đó, và chú trọng đến tầm nhìn tương lai. Việc hoạch định chiến lược có hiệu quả không chỉ vạch ra đích đến mà tổ chức muốn đạt được và những gì cần phải làm để đi đến đó, mà còn nêu rõ cách thức đo lường mức độ thành công.Kế hoạch chiến lược là gì?

Kế hoạch chiến lược là một văn bản dùng để truyền đạt tới toàn bộ tổ chức các mục tiêu của tổ chức đó, các hành động cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đã đề ra, và tất cả các yếu tố quan trọng khác phát sinh trong quá trình hoạch định chiến lược.
Quản trị chiến lược là gì? Thực thi chiến lược là gì?

Quản trị chiến lược là tổng hợp tất cả các họat động và quá trình đang diễn ra mà một tổ chức dùng để phối hợp và đồng bộ hóa một cách có hệ thống các nguồn lực và các hành động với sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược xuyên suốt trong một tổ chức.Các hoạt động quản trị chiến lược biến một kế hoạch tỉnh thành một hệ thống động cung cấp các thông tin phản hồi về kết quả thực hiện chiến lược cho các cấp ra quyết định và giúp cho kế hoạch đó tiến hóa, phát triển khi những yêu cầu và tình hình thay đổi.Thực thi chiến lược về cơ bản đồng nghĩa với Quản trị chiến lược và đều có nghĩa là thực hiện chiến lược một cách có hệ thống.

Các bước trong Hoạch định và Quản trị chiến lược?
Có nhiều mô hình và phương pháp để hoạch định và quản trị chiến lược. Mặc dù không có những quy luật tuyệt đối cho một mô hình phù hợp nhất, hầu hết các mô hình đều đi theo những khuôn mẫu tương tự nhau và có những đặc tính chung.
Chu trình các bước của các mô hình tuy khác nhau nhưng đều dựa trên các giai đoạn căn bản như sau:1) Phân tích hoặc đánh giá: tìm hiểu về môi trường hoạt động hiện tại bên trong lẫn bên ngoài
2) Hình thành chiến lược: xây dựng chiến lược cấp cao và soạn thảo kế hoạch chiến lược cơ bản của tổ chức
3) Thưc thi chiến lược: kế hoạch cấp cao được diễn giải thành kế hoạch vận hành và các hành động cụ thể
4) Thẩm định hoặc duy trì/quản lý: liên tục điều chỉnh và đánh giá về các mặt: kết quả hoạt động, văn hóa, giao tiếp, báo cáo dữ liệu, và các vấn đề khác về quản trị chiến lược đang diễn ra.

Tại sao nên sử dụng BSC trong việc hoạch định chiến lược doanh nghiệp

Có thể nói, thẻ điểm cân bằng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. BSC là gì không chỉ giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian, tài nguyên và tiền bạc mà còn giúp tổ chức bạn thể hiện rõ ràng và hành động theo tầm nhìn, chiến lược của bạn. Đầu tiên phải kể đến lợi ích của BSC cung cấp một khuôn khổ mạnh mẽ giúp xây dựng và truyền đạt chiến lược. Với mô hình kinh doanh trong bản đồ chiến lược giá sẽ giúp nhà quản lý suy nghĩ về mối quan hệ nguyên nhân, kết quả giữa các mục tiêu chiến lược khác nhau. Nghĩa là kết quả hoạt động cũng như các yếu tố thúc đẩy hoặc động lực chính là hiệu suất trong tương lai giúp tạo ra bức tranh toàn cảnh về chiến lược đó.

Quy trình hoạch định chiến lược

Quy trình hoạch định chiến lược bao gồm bốn bước: Xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp; Vạch ra hướng đi mong muốn; Thiết lập và thực hiện các mục tiêu; Sửa đổi dựa trên kết quả.

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ

Để xác định được vị trí hoặc bức tranh hiện tại của doanh nghiệp, hãy bắt đầu bằng cách phân tích SWOT. Phương pháp này giúp xác định Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức hiện tại của Doanh nghiệp. Phân tích SWOT giúp xác định các lĩnh vực tiềm năng để phát triển trong tương lai và cũng có thể giúp xác định các giá trị cốt lõi và trọng tâm cốt lõi của công ty.

Giá trị cốt lõi đảm bảo mọi hành động đều phù hợp với cách mà công ty muốn kinh doanh và xây dựng danh tiếng cho mình. Bên cạnh đó, trọng tâm cốt lõi giúp các nhà lãnh đạo không theo đuổi những “thứ sáng bóng” gây mất tập trung không phù hợp với Doanh nghiệp.

BƯỚC 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Sau khi xác định vị trí hiện tại của mình, lúc này bạn cần vạch ra các mục tiêu kinh doanh mong muốn. Tất nhiên, bạn không thể thực hiện tất cả mọi thứ cùng một lúc. Vì vậy, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên sẽ giúp bạn lập kế hoạch cho những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để đạt được mục tiêu đó.

Mục tiêu dài hạn:

Hãy nghĩ về hình ảnh doanh nghiệp của mình trong một thập kỷ tới. Bằng cách xác định các mục tiêu dài hạn cụ thể, bạn có thể làm cho công ty của mình tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc. Nhưng mục tiêu dài hạn mà không có kế hoạch thì cũng chỉ là mong ước.

Để đạt được điều đó từ bây giờ, bạn phải chia nhỏ những kỳ vọng đó thành những bước dễ quản lý hơn. Ví dụ: trong ba năm, hãy xác định các mục tiêu SMART (Cụ thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Thực tế và Thời gian hoàn thành cụ thể).

Những mục tiêu này có thể bao gồm số lượng nhân viên hoặc khách hàng, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận hoặc số lượng chi nhánh. Và nếu bạn hiện không theo dõi những chỉ số đo lường này, hãy bắt đầu từ hôm nay!

Mục tiêu ngắn hạn:

Để đạt được những mục tiêu ba năm đó, hãy chia nhỏ chúng thành những mục tiêu ngắn hạn (mục tiêu năm). Chúng nên bao gồm ba đến năm công việc ưu tiên hàng đầu (không quá bảy) cho năm tới của bạn.

BƯỚC 3: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Để thực hiện chiến lược kinh doanh đã tạo ra, bạn cần phải chia nhỏ các mục tiêu ngắn hạn thành các mục tiêu nhỏ hơn. Tức là bạn chia các mục tiêu hàng năm thành các mục tiêu hàng quý, với mỗi mục tiêu đều có một người chịu trách nhiệm giải trình để đảm bảo mục tiêu đó hoàn thành đúng hạn. Bằng cách này, nhân viên sẽ thấy được sự đóng góp của họ tác động như thế nào đến sự tăng trưởng chung của công ty.

Hãy thường xuyên kiểm tra các mục tiêu hàng quý này, bạn có thể chắc chắn rằng chúng có đang đi đúng hướng không bằng cách đo lường và phân tích kết quả. Điều này giúp bạn có thể xác định và giải quyết sớm các vấn đề trước khi chúng trở thành vấn đề lớn hơn.

BƯỚC 4: ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH

Thời thế luôn thay đổi và chiến lược kinh doanh của bạn cũng vậy. Các nhóm lãnh đạo nên họp hàng năm để xem xét và sửa đổi chiến lược kinh doanh để đảm bảo mọi thứ vẫn đi đúng hướng.

Khi nào nên hoạch định chiến lược?

Nhiều chủ doanh nghiệp sẽ nói với bạn rằng họ hoạch định chiến lược hàng năm hoặc hàng quý. Một số chỉ thực hiện khi công việc kinh doanh của họ không đạt được kết quả như mong muốn. Trong khi đó, việc tổ chức các buổi hoạch định chiến lược định kỳ cho thấy việc kinh doanh đang đi đúng hướng.

Cách thực hiện chiến lược kinh doanh

Trước tiên, đội ngũ lãnh đạo của bạn phải hiểu rõ về tầm nhìn và mục tiêu của công ty.

Việc triển khai một chiến lược kinh doanh cần nhiều hơn những biểu ngữ và áp phích chiến dịch nằm rải rác trong các phòng nghỉ. Một đợt triển khai sẽ chẳng thành công nếu không có sự tham gia của nhân viên ở mọi cấp độ trong công ty.

Việc thực hiện nên bắt đầu với nhóm lãnh đạo, những người sau đó đưa thông điệp xuống các cấp quản lý dưới quyền họ. Và sau đó, những người quản lý đó đưa thông điệp đến đội nhóm của họ. Mỗi nhân viên phải hiểu được vai trò của họ đóng góp như thế nào vào sự thành công của tổ chức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

English EN Vietnamese VI
0389.256.595