logo Tigobiz

Nhiều người tưởng chừng rằng BOSS và LEADER là hai từ có ý nghĩa giống nhau. Thế nhưng, ý nghĩa của chúng thực chất lại rất khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu định nghĩa boss và leader; và chỉ ra đâu là nhân tố quyết định bạn là boss hay là leader.

Boss (ông chủ) và Leader (người lãnh đạo) là hai từ được nhắc đến thường xuyên trong môi trường công sở, mặc dù là từ tiếng anh nhưng hầu như là nó đã được việt hóa và dùng như từ thuần Việt. Khi nhắc đến boss, người ta thường nghĩ đến sự nghiêm khắc, cầu toàn, đôi khi có chút khắc nghiệt. Nhưng với leader thì hoàn toàn khác. Leader tận tâm và nhiệt huyết, leader luôn khiến mọi người yêu mến. Vậy sự khác biệt đó bắt nguồn từ đâu? Chính là từ cách hành xử của boss và leader.

Boss và Leader khác nhau ở cách đối đãi và hành xử với nhân viên của mình

   1. Boss là gì?

Boss là một từ có xu hướng tạo ra những phản ứng tiêu cực. Khi chúng ta miêu tả về một ai đó là ‘boss’, chúng ta thường cảm thấy rằng người đó đang hành xử cực kỳ không mấy tích cực. Mặc dù chúng ta có thể xem ‘Boss’ là một từ mang nghĩa tiêu cực, nhưng định nghĩa thực sự của từ đó là gì? Từ điển Oxford định nghĩa boss là “người chịu trách nhiệm về nhiều nhân công hay một tổ chức bất kỳ nào đó”.

Do đó, boss là một chức danh cụ thể và người đó sẽ giữ vị trí cao hơn những người mà họ quản lý hay đảm nhiệm trong tổ chức. Theo đó, boss đề cập đến một vị trí quyền lực cụ thể và dù bạn có thích hay là không, với vai trò này, boss sẽ có quyền lực cao hơn các cấp dưới của mình.

  2. Leader là gì?

Leader là người lãnh đạo, có khả năng xác lập các hướng đi, tạo ra kế hoạch cụ thể và những điều mới mẻ. Trong khi vạch ra phương hướng, người leader cần phải sử dụng kỹ năng quản lý để hướng dẫn đội ngũ của họ về đúng mục tiêu một cách trôi chảy và hiệu quả nhất.

Leader khác với Boss ở nhiều điểm. Boss dựa vào mệnh lệnh và kiểm soát, sử dụng tiến trình làm việc khoa học để làm việc. Leader lại là người biểu hiện của tinh thần, là nguồn cảm hứng cho tập thể.

Khi nhắc đến boss, người ta thường nghĩ đến sự nghiêm khắc, cầu toàn, đôi khi có chút khắc nghiệt. Nhưng với leader thì hoàn toàn khác. Leader tận tâm và nhiệt huyết, leader luôn khiến mọi người yêu mến.

Boss là người nắm quyền - ngược lại Leader lại trao quyền cho nhân viên

   3. 4 điểm khác biệt giữa boss và leader

   3.1 Sự khác biệt 1: Mục tiêu trọng tâm

Đối với boss, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Boss có vai trò đảm bảo kết quả tài chính tốt nhất để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Boss không quan tâm đến việc những người cấp dưới làm từ điểm A đến điểm B như thế nào bởi vì tất cả những gì quan trọng nhất chỉ là kết quả.

Mặt khác, một leader lại tập trung vào việc thay đổi con người và tổ chức. Lý tưởng cho một leader là để đạt được sự thay đổi, một sự chuyển đổi của tổ chức từ A thành B. Đối với leader, mục tiêu là luôn luôn đạt được tầm nhìn mà họ đã đặt cho công ty. Leader quan tâm đến việc giúp đỡ cấp dưới: nhân viên và mọi người cùng phát triển. Thay vì chú ý đến kết quả, leader sẽ quan tâm nhiều hơn đến quá trình và những người đứng sau nó.

   3.2 Sự khác biệt 2: Cách tiếp cận để làm việc và thiết lập mục tiêu

Phương pháp tiếp cận của boss là làm việc trong thời gian hành chính. Như đã đề cập ở trên, boss có thể được mô tả như một người giám sát, vì cách tiếp cận của họ là thông báo cho cấp dưới về nhiệm vụ đang diễn ra, chỉ đạo họ về nhiệm vụ phải được thực hiện và giám sát cấp dưới để đảm bảo đạt được các mục tiêu cuối cùng. Boss có cách tiếp cận theo kiểu thống trị để làm việc, mong rằng cấp dưới thực hiện theo hướng dẫn của mình một cách nghiêm túc nhất có thể. Boss sẽ phác thảo một kế hoạch và chấp nhận một số quá trình nhất định mà họ trông đợi các cấp dưới làm theo.

Cách tiếp cận này khá khác với một leader. Một leader tiếp cận công việc thông qua sự đổi mới và hợp tác. Về bản chất, leader tận dụng cách làm việc như một cơ hội để dạy và trao quyền cho cấp dưới. Mỗi nhiệm vụ và dự án đưa ra là một cách để tăng cường kiến ​​thức và đặc điểm của nhân viên, không chỉ là một quá trình để đạt được mục tiêu. Nó luôn luôn là bức tranh lớn hơn chứ không chỉ các mục tiêu nhỏ.

   3.3 Sự khác biệt 3: Thẩm quyền

Thẩm quyền được định nghĩa là “quyền lực hoặc quyền đưa ra các mệnh lệnh, ra quyết định và buộc phải tuân theo”, nó là chìa khóa cho bất kỳ vị trí quyền lực nào, nhưng boss và leader khác nhau trong cách họ đạt được quyền này và cách họ tiếp tục giữ vững nó.

Boss thể hiện uy quyền của mình từ vị trí này. Đó là vị trí trong hệ thống cấp bậc của cơ quan cung cấp thẩm quyền. Về bản chất, boss là một người có thẩm quyền vì chức danh đó. Bất cứ ai có chức vụ cao hơn hệ thống phân cấp nơi làm việc đều có thể gọi là boss. Vì vậy, bất cứ ai có vị trí trong hệ thống cấp bậc, nơi mà các nhân viên khác có ít thẩm quyền hoặc quyền lực hơn, sẽ trở thành boss.

Mặt khác, một leader nhận được thẩm quyền của mình từ nội bộ. Trên thực tế, chức danh không làm cho bất cứ ai trở thành một leader và bạn có thể thể hiện khả năng lãnh đạo ngay cả khi bạn ở cấp thấp hơn trong hệ thống phân cấp ở nơi làm việc. Một leader có thẩm quyền đối với cấp dưới vì những người cấp dưới trao quyền cho người đó. Họ làm việc này vì họ tin vào khả năng lãnh đạo và cách thay đổi mọi thứ của leader. Về bản chất, leader có quyền lực vì họ có thể truyền tầm nhìn và cảm hứng cho người khác. Bạn có thể thấy các ví dụ về một chính trị gia, người được bầu bởi truyền được thông điệp tốt đến với cử tri.

Boss là người luôn sẵn sàng bỏ rơi nhân viên

   3.4 Sự khác biệt 4: Các truyền đạt và uỷ thác

Theo định nghĩa về boss, phong cách giao tiếp thường là chỉ huy và nói chuyện tự nhiên. Boss sẽ nói với cấp dưới và vì cách tiếp cận làm việc tập trung vào những phẩm chất hành chính, giao tiếp thường chỉ từ một phía. Người cấp dưới không tham gia tích cực trong một cuộc thảo luận, vì boss không nhấn mạnh sự cần thiết phải trò chuyện. Bản chất của giao tiếp được xây dựng trên phương hướng, các cấp dưới có thể đặt câu hỏi làm rõ hoặc phát sinh những vấn đề có thể có trong khả năng của mình để đạt được các nhiệm vụ.

Phong cách lãnh đạo của leader có sự tham gia nhiều hơn, bất kể quyền lực trong việc ra quyết định của họ có bao nhiêu. Một leader sẽ quan tâm đến ý kiến ​​của cấp dưới và nói chung, tập trung vào việc đảm bảo giao tiếp được dựa trên thảo luận. Hợp tác và phản hồi thông thường là khung xây dựng phong cách giao tiếp của leader. Một leader tốt nên tập trung vào trí thông minh cảm xúc và khả năng không chỉ để nói chuyện, mà còn để lắng nghe cấp dưới. Khi việc tập trung vào lãnh đạo là để thay đổi mọi thứ, giao tiếp thường gây nhiều cảm hứng hơn cho các cấp dưới và dẫn dắt bằng ví dụ. Một leader không nói, “Làm điều này”, mà tập trung nhiều hơn vào việc chỉ thị công việc nên được hay có thể được làm như thế nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

English EN Vietnamese VI
0389.256.595