logo Tigobiz

Chọn cho mình con đường trở thành doanh nhân, chắc chắn bạn sẽ đương đầu với nhiều thử thách và những nỗi đau bủa vây khiến bạn cảm thấy cô đơn trong chính doanh nghiệp của mình.

Chúng ta vẫn thường nghe câu “Làm lãnh đạo cô đơn lắm, đặc biệt vào giai đoạn khởi nghiệp”. Những nhà lãnh đạo đi lên từ nghề, quyết định khởi nghiệp để hiện thực hóa đam mê của mình. “Vốn liếng” khởi nghiệp của họ là kinh nghiệm lâu năm trong nghề, là mối quan hệ tốt với khách hàng, là được các “bậc tiền bối” đi trước ưu ái quý mến.

Vốn tưởng như vậy là đủ để xây dựng một doanh nghiệp. Họ quyết định thành lập công ty riêng và điều hành nó theo bản năng. Chính bản năng đó khiến họ chìm trong sự cô đơn và vô vàn nỗi đau bủa vây.

1. Sếp ôm hết việc

Thực tế hiện nay, sếp là người bận rộn nhất. Trong khi sếp đầu tắt mặt tối, thì nhân viên lại quá rảnh. Về đến công ty thì một núi giấy tờ cần chờ xử lý. Chưa kể đến thời gian đánh giá, xây dựng mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Ai đời thuê nhân viên về mà CEO lại còn phải làm việc nhiều hơn, bởi vì nhân viên cứ đụng đâu hỏng đấy.

2. Chiến lược hay nhưng không có người làm

Những chiến lược đáng giá sẽ là yếu tố tạo nên những bước đột phá cho cả doanh nghiệp. Sếp thường là người vắt chất xám ra những ý tưởng hay. Nhưng người thực hiện ý tưởng lại là một bài toán khó. Sếp lên chiến lược hoành tráng nhưng nhìn quanh không biết giao cho ai.

3. Bế tắc trong việc tuyển, giữ người

Doanh nghiệp nào cũng cần người tài. Người tài thì không thiếu nhưng cơ hội nào cho các doanh nghiệp SMEs khi ở ngoài kia có biết bao công ty lớn hơn?

Đến khi tuyển được thì một bài toán nữa cần lời giải: giữ chân nhân tài. Nhân tài như những con cá lớn. Chẳng con cá lớn nào lại chỉ muốn ở mãi trong ao nhỏ mà luôn muốn tìm đường ra biển lớn. CEO phải có chiến lược gì để giữ chân họ ở lại?

4. Không có hệ thống báo cáo

Hệ thống báo cáo trong doanh nghiệp rất quan trọng vì đó là tiền đề để ra các quyết định tiếp theo. CEO không xây dựng được hệ thống kiểm tra, giám sát, báo cáo thì sẽ không kiểm soát được tính hiệu quả của công việc, không biết cách phân tích nguyên nhân, giải pháp để hiệu chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế kinh doanh.

5. Không có hệ thống đào tạo

Lúc nào sếp cũng chật vật để chạy việc hàng ngày, bận tối mắt tối mũi thì lấy đâu thời gian mà đào tạo nhân sự? Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng thuê chuyên gia về để đào tạo. Hơn nữa, vừa đào tạo xong nhân viên lại chạy mất.

Không đánh giá được nhân sự do không có quy trình kiểm tra, không có hệ thống KPIs thành ra không khen thưởng được nhân viên tốt, không xử phạt được nhân viên kém.

6. Không kiểm soát được dòng tiền của doanh nghiệp

Bạn phải xây dựng bảng dòng tiền cho Doanh nghiệp trong năm. Để biết các hạn mức về doanh thu, doanh số, chi phí vận hành, quỹ lương, hạn mức công nợ để khoán trách nhiệm cho từng phòng ban. Chính vì không xây dựng bảng dòng tiền, mặc dù kinh doanh có lãi nhưng doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu tiền.

Thế đó, người lãnh đạo cô đơn trong chính doanh nghiệp mà họ gây dựng. Vậy cô đơn có phải là điều họ muốn? KHÔNG! Nhưng họ biết chấp nhận. Chấp nhận vượt qua cảm giác cô đơn ấy. Họ vẫn luôn âm thầm tìm cách “thoát khỏi” nỗi cô đơn để xây dựng một doanh nghiệp không phụ thuộc vào họ. Và cách nhanh nhất, bền vững nhất chính là xây dựng một doanh nghiệp bài bản, tự động.

Tại Học viện CEO Hà Nội với chương trình CEO Quản trị áp dụng cơ chế khoán toàn diện sẽ giúp các CEO quản lý nhân sự nhàn hơn, giải phóng 50% làm việc của lãnh đạo.

Chương trình huấn luyện CEO Quản trị được trực tiếp xây dựng và biên soạn bởi ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập Đoàn CEO Việt Nam Holdings.

Đến với chương trình CEO Quản trị, học viên sẽ được nhận 4 giá trị:

  1. Kiến tạo tư tưởng quản trị Doanh nghiệp qua 3 ngày offline
  2. Toàn bộ hệ thống công cụ được chuyển giao qua hệ thống online
  3. Chuyển giao tư duy và hướng dẫn cách sử dụng Cơ chế Khoán trong 3 ngày offline
  4. Kiểm soát quá trình thay đổi Khoán để tránh rủi ro thông qua review online và offline

Điều đặc biệt nhất trong chương trình là những quyền lợi đi theo học viên trong suốt quá trình. Sau khi học và áp dụng kiến thức vào doanh nghiệp, học viên sẽ được các chuyên gia của Học viện CEO Việt Nam hỗ trợ đồng hành 1 năm tư vấn thông qua các buổi Online và Offline.

Với sứ mệnh kiến tạo thế hệ Doanh nhân trí tuệ, thành công và hạnh phúc, Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam đã đóng góp lớn vào sự nghiệp phát triển doanh nghiệp cũng như chứng minh đây là nơi cung cấp giải pháp hỗ trợ đắc lực cho cộng đồng doanh nhân Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

English EN Vietnamese VI
0389.256.595