Để hỗ trợ cho CEO có thể quản trị dòng tiền thì CCSC (Central Control System of Company – bộ điều khiển trung tâm doanh nghiệp) chính là bộ công cụ đầy đủ nhất giúp CEO vừa kiểm soát tài chính, vừa phân bổ dòng tiền hiệu quả.
1. Doanh nghiệp Việt Nam yếu về quản trị dòng tiền
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. Ở Việt nam, các DNNVV chiếm 98% số doanh nghiệp (khoảng 700.000 doanh nghiệp), cung cấp việc làm cho 78% lực lượng lao động và đóng góp 49% vào GDP, và 41% tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, hoạt động của các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn.
Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mỗi tháng có khoảng 7000 doanh nghiệp đóng cửa, trong đó chủ yếu là DNNVV. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các DNNVV Việt Nam có năng lực quản trị tài chính yếu: quy mô nhỏ, khả năng huy động vốn còn hạn chế, đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn còn ít, khả năng quản trị vốn còn nhiều bất cập, khả năng sinh lời thấp.
Trao đổi với các chủ DNNVV cho thấy các chủ doanh nghiệp có kỹ năng và năng lực cao đối với các sản phẩm và dịch vụ của họ, nhưng họ lại thiếu nhiều kỹ năng để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, đặc biệt về quản trị tài chính.
Quản trị dòng tiền là một trong những nội dung quan trọng nhất trong quản trị tài chính của các DNNVV. Kết quả thống kê ở Mỹ cho thấy 82% các DNNVV thất bại do gặp vấn đề về dòng tiền. Tuy nhiên, nhiều DNNVV không phân biệt được lợi nhuận và dòng tiền. Kế toán tổng hợp không tập trung vào dòng tiền, mà tập trung vào thu nhập ròng hoặc lợi nhuận. Nhiều DNNVV có lợi nhuận nhưng vẫn gặp vấn đề về dòng tiền. Quản trị dòng tiền là một trong những chìa khóa để thành công trong bất kỳ hoạt động kinh doanh.
Và để hỗ trợ cho CEO có thể quản trị dòng tiền thì CCSC (Central Control System of Company – bộ điều khiển trung tâm doanh nghiệp) chính là bộ công cụ đầy đủ nhất giúp CEO vừa kiểm soát tài chính, vừa phân bổ dòng tiền hiệu quả.
2. CCSC là gì?
CCSC – Central Control System of Company có nghĩa là bộ điều khiển trung tâm doanh nghiệp. CCSC là công cụ giúp hội đồng quản trị có thể giao trách nhiệm chi phí hiệu quả và hạn mức cho CEO. Từ CCSC sẽ bao gồm cả chiến lược của doanh nghiệp bao gồm chiến lược về doanh thu, về con người, sản phẩm và thị trường…
Một người là chủ doanh nghiệp bắt buộc phải biết CCSC để lèo lái công ty.
Từ CCSC, CEO có thể điều khiển được doanh thu, công nợ, chi phí, lợi nhuận, tồn kho, đầu tư, dòng tiền. Dựa vào CCSC, Giám đốc điều hành còn đo lường được sức khoẻ doanh nghiệp.
Nhìn vào CCSC, CEO còn có thể đánh giá được sức khoẻ 1 phòng ban, giá trị cốt lõi của 1 doanh nghiệp.
3. Mục đích sử dụng CCSC
CCSC là bộ công cụ giúp CEO kiểm soát tài chính, phân bổ dòng tiền trong doanh nghiệp.
Vì sao việc kiểm soát tài chính và phân bổ dòng tiền trong doanh nghiệp lại vô cùng quan trọng? Tiền là “vua” đối với công tác quản lý tài chính của bất kỳ doanh nghiệp đang phát triển nào. Khoảng cách giữa thời điểm thanh toán cho nhà cung cấp và nhân viên với thời điểm thu hồi được các khoản công nợ là một vấn đề lớn, và giải pháp là quản lý thật tốt các dòng tiền ra vào.
Với bộ công cụ CCSC, CEO cũng có thể lập các dự báo về dòng tiền cho năm tới, quý tới và thậm chí cho tuần tới nếu công ty đang trong tình trạng khó khăn về khả năng thanh toán. Dự báo chính xác về dòng tiền sẽ giúp công ty nhận thức được những khó khăn về tiền trước khi nó xảy ra.
Bảng kiểm soát lợi nhuận doanh nghiệp được lập cho mỗi năm, ứng 12 tháng, với các tiêu chí sau:
- Số lượng khách hàng/ ngày
- Doanh thu trung bình/ khách hàng
- Tổng doanh thu
- Giá vốn
- Lợi nhuận gộp trung bình
- Danh mục chi phí hệ thống: gồm chi phí vận hành các phòng ban, chiết khấu thưởng nhân sự, thuê nhà, điện nước, văn phòng phẩm, khấu hao cơ sở vật chất, chi phí khác
- Tổng chi phí
- Lợi nhuận
Cần phải hiểu rằng dự báo về dòng tiền không phải là cái nhìn thoáng qua về tương lai. Dự báo về dòng tiền phải là những dự đoán có căn cứ, dựa trên cân đối giữa nhiều yếu tố khác nhau.
CCSC giúp CEO hiểu biết về số tiền phải chi và thời điểm chi. Điều đó không chỉ có nghĩa là khi nào phải chi mà còn là chi cho cái gì. Bộ công cụ CCSC sẽ chi tiết đến mức có thể bao gồm các khoản phải chi, bao gồm chi phí thuê, nhập hàng, tiền lương và thuế phải trả hoặc các khoản phải trả khác như chi phúc lợi, mua dụng cụ, thuê tư vấn, đồ dùng văn phòng, trả nợ, quảng cáo, sửa chữa tài sản, nhiên liệu và chi lợi tức,…