logo Tigobiz

Hầu hết mọi người khi quyết định nhảy vào cuộc chơi “làm doanh nghiệp” đều mong muốn mình là người chiến thắng, rằng tôi sẽ về đích nhanh nhất, tôi sẽ thành công.

Nhiều năm làm việc với doanh nghiệp, ông

 – Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty CP CEO Việt Nam Holding cho hay nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề như mất rất nhiều thời gian, đau đầu với nhân sự không ổn định, sức ì làm việc lớn, sự phối hợp giữa các phòng ban không nhịp nhàng, công việc cứ chồng chéo lên nhau, không kiểm soát được tiến độ công việc…

Cơ chế khoán toàn diện giúp vận hành doanh nghiệp dễ dàng hơn

Hãy tưởng tượng ngày nào đó nhân viên của mình sẽ chủ động làm việc, môi trường làm việc thân thiện và không còn phàn nàn từ khách hàng; còn anh chị có nhiều thời gian hơn.

1. Các kiểu khoán trong doanh nghiệp

1.1 Khoán văn hóa

Khoán văn hóa để doanh nghiệp có tính hệ thống, tạo thành văn hóa công ty. Bằng việc khoán các nội quy mà doanh nghiệp muốn nhân viên phải làm theo như không đi trễ, không về sớm,… Tuy nhiên, khi bắt đầu khoán nội quy doanh nghiệp hay gặp vấn đề có quá nhiều nội quy, nhân viên sẽ không nhớ và không thực hiện đúng theo bản nội quy đó. Như vậy, sẽ gây ra tâm lý tiêu cực đối với nhân viên. Thay vào đó, doanh nghiệp hãy khoán không quá 10 nội quy/ lần và chọn những gì bức xúc nhất của doanh nghiệp để cho vào nội quy. Khi không còn những vi phạm nữa, doanh nghiệp lại khoán những nội quy khác, từ đó hình thành thói quen và ý thức cũng như văn hóa trong công ty.

1.2 Khoán doanh thu

Khoán doanh thu để nhân viên tập trung vào doanh thu, có thể kéo doanh thu lên đến 200%. Tuy nhiên, nếu chỉ khoán mỗi doanh thu không thì nhân viên chỉ tập trung vào số và không quan tâm đến công nợ cũng như chi phí vận hành. Điều này làm các chủ doanh nghiệp rất đau đầu vì nhân viên liên tục xin chi phí và chính sách khách hàng cũng như hạn mức công nợ để bán được sản phẩm, do họ chỉ tập trung vào doanh thu. Qua đó, chúng tôi khoán cả hạn mức chi phí.

1.3 Khoán hạn mức chi phí

Khoán hạn mức chi phí và công nợ bao gồm chi phí quỹ lương thưởng và chi phí vận hành giúp nhân viên có thể chủ động tính được lương của bản thân. Qua đó, giúp nhân viên phát huy hết 120% khả năng của bản thân. Còn khoán hạn mức chi phí vận hành sẽ giúp nhân viên chủ động trong công việc mà không phải xin ý kiến của sếp. Điều đó sẽ giúp giải phóng người lãnh đạo và tạo cảm giác được làm chủ cho chính nhân viên… Khi đã khoán được hạn mức chi phí và công nợ dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất ổn định.

1.4 Khoán hiệu quả công việc

Khoán hiệu quả công việc sẽ giúp nhân viên tập trung vào khối lượng và hiệu quả công việc. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được hệ thống nhân viên chăm chỉ và kiểm soát được hiệu quả công việc của nhân viên, giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của từng nhân viên và phát hiện được bộ phận yếu kém trong doanh nghiệp để có những thay đổi và bổ sung phù hợp.

1.5 Cơ chế khoán toàn diện

Hiện nay đã có một cơ chế khoán có thể tổng hợp và giải quyết được toàn bộ ưu – nhược điểm của các cơ chế trên gọi là cơ chế khoán toàn diện.

Cơ Chế Khoán CCVE (Culture – Cost – Volume – Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp, bao gồm: Khoán về hiệu quả công việc, Khoán về mục tiêu khối lượng công việc, Khoán về chi phí vận hành và quỹ lương và Khoán về Nội quy, văn hóa công ty.

Ý tưởng cơ chế khoán được ông

 – Chủ tịch HĐQT CEO Việt Nam Holding xây dựng trong quá trình vận hành và đào tạo cho các doanh nghiệp. Với mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt, các chương trình chuyển giao dành cho cấp giám đốc như CEO, CCO, CHRO, CFO, CPO đều trang bị đầy đủ kiến thức về cơ chế khoán toàn diện cho doanh nghiệp, phòng ban…

Theo ông Ngô Minh Tuấn, mục tiêu của cơ chế khoán là giúp cho các bộ phận, nhân viên trong doanh nghiệp có chung một mục tiêu, trách nhiệm, quyền lợi để nhân viên, quản lý có thể tự do phát triển hết năng lực của bản thân và đặc biệt là theo được định hướng của CEO. Cán bộ nhân viên được học cách đo lường hiệu quả công việc, học được cách kiểm soát tài chính, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Từ CEO đến Giám Đốc Kinh Doanh, Giám đốc chức năng, quản lý rồi đến nhân viên sẽ cùng luồng trách nhiệm với lợi ích chung của công ty.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

English EN Vietnamese VI
0389.256.595