logo Tigobiz

Một doanh nghiệp để dẫn đến thành công cần rất nhiều yếu tố tác động đến. Đặc biệt có 3 yếu tố chính cốt lõi làm nên thành công trong kinh doanh chính là dòng tiền – nhân sự – sản phẩm. Hãy cùng nhau phân tích các yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đến sự
thành công của doanh nghiệp nhé!

Dòng tiền

Tiền là yếu tố mục đích và quan tâm hàng đầu trong mỗi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và dòng tiền đối với mỗi doanh nghiệp là máu chảy trong cơ thể và việc quản trị dòng tiền cũng quyết định sự sống còn của toàn bộ doanh nghiệp. Vậy dòng tiền là gì, những yếu tố cơ bản của dòng tiền và đặc biệt vai trò của việc quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với chủ doanh nghiệp.

Dòng tiền (Cash Flow) được hiểu là sự chuyển động của vào, ra của đồng tiền (tức là nhận và chi) trong một cửa hàng, doanh nghiệp, dự án hoặc sản phẩm tài chính nào đó.

Dòng tiền thuần là số tiền còn lại sau khi thu và chi trong mỗi doanh nghiệp. Về cơ bản, kết quả dòng tiền thuần chung của doanh nghiệp được tổng hợp nhờ số liệu của các dòng tiền tới từ 3 hoạt động động chính:

  • Hoạt động kinh doanh: Dòng tiền ra vào chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.
  • Hoạt động đầu tư: Dòng tiền vào và ra chủ yếu từ các hoạt động mua sắm, hình thành các tài sản dài hạn và những khoản đầu tư tài chính.
  • Hoạt động tài chính: Phản ánh dòng tiền đến từ các quyết định huy động cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đóng vai trò tối quan trọng và được coi là “Máu” trong từng hoạt động của mỗi doanh nghiệp, về cơ bản quản trị dòng tiền giúp doanh nghiệp có thể:

  • Tăng gắn kết với nhân viên khi có các khoản thưởng, đầu tư cơ sở vật chất và thanh toán lương đúng hạn.
  • Kiểm soát, tăng số tiền và tốc độ dòng tiền vào; giảm thiểu số tiền, tốc độ dòng tiền ra.
  • Thiết lập kế hoạch vay/trả tiền hiệu quả , tăng tín dụng với ngân hàng, nhà đầu tư và nhà cung cấp.
  • Sử dụng tiền mặt hiệu quả nhất khi có sẵn.
  • Cung cấp tài chính để mở rộng và phát triển kinh doanh
  • Tận dụng tối đa các cơ hội giảm thiểu chi phí như chiết khấu mua hàng hay tối ưu hóa chi phí vận hành, sản xuất.

Nhân sự

Nguồn lực về con người, sự thành công của một doanh nghiệp là do công sức của một tập thể đội ngủ cán bộ tạo nên, một tập thể nhân lực với tay nghề cao, trình độ chuyên môn tốt, được đào tạo và bồi dưỡng kĩ lưỡng sẽ góp phần đưa doanh nghiệp đó đến sự thành công.

Là người đứng đầu doanh nghiệp, hầu hết các CEO luôn tìm cách để nâng cao chất lượng nhân sự và mong muốn tuyển được người giỏi về làm cho mình.

Ai cũng nói, phải tuyển được người giỏi về thì công ty mới phát triển được. Nhưng, có những chỉ số nào để đánh giá một nhân sự tốt và giỏi?

Nếu CEO không thể cắt nghĩa hoặc định nghĩa sai thì các mong muốn về bài toán nhân sự cũng chỉ là lý thuyết.

Nguyên tắc, sẽ không có nhân sự giỏi và trung thành nếu công ty không có cơ chế lương rõ ràng. Sẽ không có đội ngũ mạnh nếu doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào quy chế và phúc lợi mà không quan tâm đến công tác tuyển dụng, đào tạo, …

Khi đang ngồi ở vị trí CEO, bạn phải đảm bảo được 2 yếu tố:

1. Chuyên môn trung bình của toàn hệ thống luôn tăng:

  • CEO ngồi lại với giám đốc nhân sự, bàn phương án sa thải các nhân viên yếu nhất và tuyển mới.
  • Đào tạo các nhân viên yếu kém và cùng nhau dẫn dắt đội ngũ.

2. Cảm xúc nhân sự luôn trong trạng thái ổn định, doanh nghiệp cần có:

  • Quy chế
  • Cơ chế lương thưởng
  • Phúc lợi
  • Hoạt động tập thể

Một trong những sai lầm rất lớn của CEO chính là tuyển bộ phận nhân sự nhưng không hiểu bản chất gốc, sinh ra bộ phận nhân sự để làm gì?

  • Tuyển nhân sự về để làm quy chế nhưng không biết tại sao phải có quy chế.
  • Tổ chức các buổi đào tạo nội bộ nhưng không biết tại sao cần phải đào tạo.

Doanh nghiệp muốn phát triển được, bắt buộc chuyên môn trung bình của toàn hệ thống phải luôn tăng và cảm xúc cán bộ nhân viên luôn trong trạng thái ổn định. Bộ phận nhân sự sinh ra để giải quyết 2 bài toán trên.

Sản phẩm

Đa số các doanh nghiệp mắc phải một căn bệnh là quá tin vào góc nhìn của mình. Họ tạo ra được sản phẩm, mặc định rằng khách hàng cần sản phẩm của mình. Họ không hề biết, việc khách hàng bỏ tiền mua sản phẩm phải dựa trên thói quen và góc nhìn của khách hàng.

Lâu lâu gặp sản phẩm A hỏi, sản phẩm bạn có gì nổi bật hơn so với các sản phẩm B hay C đã tồn tại, thế nào cũng nhận được câu trả lời chung chung như là: Sản phẩm A của em có này có kia, phù hợp với người Việt hơn, có 7749 ưu điểm trên giời dưới biển. Nhưng các bạn lại chưa từng chỉ ra vấn đề thị trường và chân dung khách hàng, chưa từng đứng ở góc độ của khách hàng để hiểu thói quen mua hàng của chính khách hàng.

Thường thì thói quen mua hàng của khách hàng được dựa trên 4 yếu tố:

1. Về công năng sản phẩm:

– Nguồn gốc nguyên liệu
– Công nghệ sản xuất
– Cách sử dụng

2. Về dịch vụ bán hàng:

– Rủi ro chất lượng
– Chính sách mua hàng
– Chính sách hậu mãi

3. Về niềm tin khách hàng:

– Nơi sản xuất
– Thương hiệu sản phẩm
– Pháp lý của sản phẩm
– Cam kết của nhà sản xuất

4. Về cảm xúc khách hàng:

– Người nổi tiếng sử dụng
– Sự tôn vinh

Đỉnh cao của người làm kinh doanh là khiến cho khách hàng cảm thấy tự hào khi sử dụng sản phẩm của mình.

Bằng việc phân tích thói quen mua hàng của khách hàng, để họ đưa ra lựa chọn mua sản phẩm, bạn phải trả lời được các câu hỏi:

  • Liệu sản phẩm của bạn có điểm mạnh gì hơn so với các sản phẩm khác cùng phân khúc của đối thủ?
  • Dịch vụ của bạn có gì khác biệt với dịch vụ của đối thủ?
  • Bạn có cam kết gì về chất lượng sản phẩm để khách hàng an tâm sử dụng?

Bạn không thể ba hoa rằng sản phẩm của bạn rất tốt, sản phẩm của bạn là số 1, sản phẩm của bạn là một cách cuộc mạng thay đổi cuộc đời khách hàng. Bạn phải có số liệu, có dẫn chứng cụ thể chứng minh được hiệu quả của sản phẩm sau khi sử dụng. Nếu không làm được vậy, chắc chắn bạn sẽ thua cuộc!

Khách hàng không trung thành với sản phẩm tuyệt vời của bạn. Họ chỉ trung thành với nhu cầu chưa được thỏa mãn của họ mà thôi!

Nếu bạn tạo ra được sản phẩm riêng biệt thì bạn có quyền định giá và không phải cạnh tranh. Nếu sản phẩm của bạn đã có mặt trên thị trường, bắt buộc bạn phải tìm ra được điểm mạnh để cạnh tranh với công ty đối thủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

English EN Vietnamese VI
0389.256.595