logo Tigobiz

Sức mạnh của kinh tế thị trường và sự nhập cuộc của công nghệ 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến xu hướng và cách thực vận hành của nền kinh tế. Doanh nghiệp Việt muốn chiến thắng và khẳng định bản thân trên ‘bản đồ’ thương trường cần phải liên tục cập nhật kiến thức, nắm bắt kịp thời những xu hướng mới và hoàn thiện năng lực để sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi. Không còn gì khác ngoài việc chính bản thân các nhà lãnh đạo bắt buộc phải thay đổi. Đừng mong chờ doanh nghiệp thay đổi khi chính nhà lãnh đạo không thay đổi.

I. THẾ NÀO LÀ LÃNH ĐẠO KIỆT XUẤT?

– Lãnh đạo không đứng trên tập thể. Lãnh đạo không phải trời cho mà hoàn toàn có thể RÈN LUYỆN được!
– Hiệu quả Lãnh đạo được đo bởi GIÁ TRỊ mà họ tạo dựng ra được cho tổ chức của họ, được đánh giá bởi những người gắn bó và làm việc chung với họ. Chứ hiệu quả Lãnh đạo không nên được đo bởi tiểu sử hoành tráng, bằng cấp ngút trời, số lượng bài báo PR khủng khiếp hay một vẻ ngoài ưa nhìn.
– Lãnh đạo là người DUY NHẤT có thể thay đổi được một tổ chức và hiệu quả hoạt động của nó. Và do vậy, họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tổ chức ấy.
– Muốn có một tổ chức TỐT thì phải có những người LÃNH ĐẠO TỐT.– Muốn có một tổ chức PHI THƯỜNG thì phải có những người LÃNH ĐẠO KIỆT XUẤT.

Lãnh đạo kiệt xuất: Có hiệu quả Lãnh đạo thuộc nhóm 10% tốt nhất của ngành trên quy mô toàn cầu.
– Sở dĩ ta cần có những Lãnh đạo kiệt xuất là vì ta hiện đang cạnh tranh trực diện với các ông lớn toàn cầu. Nếu Lãnh đạo dễ hài lòng với thành công trong quá khứ, ta sẽ dễ sa vào thất bại.
– Một số đúc kết được chia sẻ:

1. Năng lực Lãnh đạo là đo được và liên hệ chặt chẽ với các chỉ số tài chính dài hạn của doanh nghiệp.

2. Năng lực Lãnh đạo không phải trời sinh, hoàn toàn có thể cải thiện được.

3. Lãnh đạo không cần phải hoàn hảo.

4. Nên tập trung vào việc phát triển những sở trường thay vì cải thiện những điểm yếu, trừ phi đó là những điểm yếu chí tử.

5. Đầu tư cho những năng lực bổ trợ tạo ra tác động tổng thể cao hơn việc hùng hục rèn luyện trực diện đơn tuyến.

6. Bạn càng lôi kéo được càng nhiều người hỗ trợ bạn phát triển, kết quả sẽ càng tích cực.

II. LÀM SAO ĐỂ KHÔNG KIỆT SỨC?

1. Sử dụng Mô hình Khởi nghiệp & Chiến lược Kinh doanh tinh gọn.

Kết hợp nhuần nhuyễn 4 nhân tố:

– Tài chính: tài chính phải vững, tồn tại là tiên quyết
– Marketing & Sales: tìm mọi cách đưa sản phẩm/ dịch vụ đến thị trường
– Nhân sự: tìm được đúng người phù hợp.
– Vận hành: phối hợp nhịp nhàng.

2. Đầu tư cho việc học tập

Bước đầu tiên bạn cần thực hiện để theo đuổi mục tiêu trở thành CEO là chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc. Bạn nên theo học tại các trường đại học để lấy được bằng cử nhân thuộc các chuyên ngành như: kinh tế, marketing, kế toán, quản trị kinh doanh,…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên học thêm các kiến thức về đầu tư, tài chính. Việc am hiểu về hoạt động tài chính sẽ giúp CEO có thể nắm bắt chính xác những cơ hội tốt để mang lại lợi nhuận tối ưu cho các thương vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, bạn cũng nên dành thời gian để học hỏi những kiến thức hoặc kỹ năng còn thiếu sót.

3. Phân quyền cho nhân viên

Thường thì các doanh nhân phải mạo hiểm nhiều vì doanh nghiệp của họ nên họ rất sợ công việc không được hoàn thành như họ mong muốn. Nỗi sợ này khiến họ ôm đồm nhiều hơn và đi vào quản lý cả vi mô. Khi điều này xảy ra, nhân viên trở nên thụ động hơn và ít có sáng kiến mới. Họ co mình lại và để mặc lãnh đạo một tay chèo chống công ty. Và kết quả là lãnh đạo sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái suy kiệt.

Thay vì làm thế, hãy phân quyền cho nhân viên, truyền cảm hứng để h toàn tâm, toàn ý với các mục tiêu, tầm nhìn của công ty. Nếu lòng nhiệt huyết của bạn truyền được sang họ, họ sẽ đặt lên bàn nhiều sáng kiến hơn và cùng bạn nỗ lực để tiến tới thành công. Courtright khẳng định: “Bạn càng truyền được nhiều cảm hứng cho nhân viên và giúp họ nắm bắt được sứ mệnh công ty, bạn càng ít cảm thấy cô độc ở vị trí lãnh đạo của mình”. Bằng cách làm cho nhân viên cảm thấy công ty cũng là của họ, bạn sẽ làm cho doanh nghiệp mình mạnh hơn và đồng thời giảm bớt được gánh nặng trên vai mình.

4. CEO cần xây dựng kế hoạch hành động.

Nếu không chuyển những hiểu biết của mình thành hành động, khi bắt tay vào công việc, các CEO cần lên kế hoạch. Bạn cần phải nghĩ đến những kết quả không mong muốn, những hạn chế, khó khăn có thể xảy ra, những điều cần xem xét, điều chỉnh lại trong tương lai, những điểm cần kiểm tra; kế hoạch phân bổ thời gian để thực hiện kế hoạch hành động đó.

Mỗi kế hoạch hành động là một bản tường trình những dự định chứ không phải là một bản cam kết, một sự ràng buộc cứng nhắc. Kế hoạch hành động cần phải được xem xét lại thường xuyên dựa trên những thay đổi về môi trường kinh doanh, thị trường và nhất là nhân sự trong doanh nghiệp.

5. Tập trung vào các cơ hội.

Những CEO giỏi thường tập trung vào các cơ hội nhiều hơn những khó khăn. Dĩ nhiên, họ cũng cần quan tâm đến việc giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, điều này chỉ ngăn ngừa thiệt hại mà không đem đến kết quả. Chỉ có việc khai thác cơ hội mới đem lại kết quả. Trên tinh thần đó, các CEO hiệu quả xem một sự thay đổi là cơ hội chứ không phải là mối đe dọa. Họ thường nhìn vào những thay đổi bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp và tự hỏi: “Làm thế nào để chúng ta có thể biến sự thay đổi này thành một cơ hội cho doanh nghiệp?”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

English EN Vietnamese VI
0389.256.595