logo Tigobiz

Mở rộng thị trường hay phát triển thị trường luôn là một trong những mục tiêu mà mọi doanh nghiệp mong muốn đạt được. Vậy phát triển thị trường là gì và các hình thức để phát triển thị trường như thế nào. Hãy cùng Học viện CEO Hà Nội tìm hiểu điều đó thông qua bài viết dưới đây.

Phát triển thị trường là gì?

Phát triển thị trường là một chiến lược tăng trưởng nhằm xác định và phát triển các phân đoạn thị trường mới cho các sản phẩm hiện tại. Chiến lược phát triển nhắm mục tiêu đến những khách hàng không mua hàng trong các phân khúc hiện đang được nhắm mục tiêu. Nó cũng nhắm mục tiêu khách hàng mới trong các phân khúc mới.

Phát triển thị trường là một bước chiến lược được thực hiện bởi một công ty để phát triển thị trường hiện tại thay vì tìm kiếm một thị trường mới.  Công ty tìm kiếm những người mua mới để đưa sản phẩm tới một bộ phận người tiêu dùng khác nhằm nỗ lực tăng doanh số.

Phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức, biện pháp, phương hướng, đường lối mà doanh nghiệp áp dụng để đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường đạt mức tối đa.

Khi nào nên sử dụng chiến lược phát triển thị trường

Chiến lược phát triển thị trường có thể trở thành chiến lược cạnh tranh đặc biệt hữu hiệu trong một số trường hợp dưới đây:

+ Khi doanh nghiệp có thể thiết lập được một kênh phân phối mới hiệu quả: ổn định, sẵn sàng với chi phí hợp lí.

+ Khi một doanh nghiệp đang kinh doanh rất hiệu quả trong ngành kinh doanh mà nó tham gia.

+ Khi tồn tại một đoạn thị trường nào đó chưa được khai thác hoặc chưa bão hòa

+ Khi doanh nghiệp đang hoạt động dưới năng lực sản xuất.

+ Khi ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia có xu hướng mở rộng về phạm vi trên toàn cầu.

Một số biện pháp để mở rộng thị trường

Chính sách sản phẩm: Chiến lược sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nó là nền tảng của chiến lược nghiên cứu thị trường chiến sản phẩm, là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường. Chỉ khi hình thành được chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu thiết kế, sản xuất hàng loạt.Nếu chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp yếu kém doanh nghiệp không có thị trường tiêu thụ sản phẩm thì những hoạt động nói trên rất mạo hiểm, có thể dẫn doanh nghiệp đến những thất bại.

Chính sách giá cả: Giá cả được sử dụng như một công cụ sắc bén để củng cố chế độ tài chính, kinh tế nhằm thu được lợi nhuận cao. Do vậy khi sản xuất bất kỳ loại sản phẩm nào yêu cầu đầu tiên đối với nhà sản xuất là xây dựng cho được chính sách giá cả sao cho phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Chính sách phân phối: Là phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình trên thị trường mục tiêu. Chính sách phân phối có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc xây dựng một chính sách phân phối hợp lý sẽ tạo sự an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá được nhanh chóng. Chiến lược phân phối góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng.

Chính sách chiêu thị bán hàng: Điều quan tâm chủ yếu của nhà sản xuất là làm sao để khách hàng chú ý thật nhiều đến sản phẩm của mình và sản phẩm làm ra được tiêu thụ nhanh chóng. Người tiêu dùng thì lại mong muốn nhu cầu của mình được thoả mãn đầy đủ, song không phải hai tư tưởng này lúc nào cũng gặp nhau nhất là trong thời đại ngày nay. Nhu cầu và ý muốn mua hàng của người tiêu dùng diễn biến khá phức tạp đồng thời sản xuất hàng hoá trên thị trường cũng không ngừng đổi mới nhanh chóng và rất phong phú.

Nói tóm lại có rất nhiều biện pháp khác nhau để phát triển thị trường mà doanh nghiệp có thể áp dụng.Tuy nhiên, do khả năng điều kiện của mỗi doanh nghiệp có hạn vì vậy doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức nào là phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

English EN Vietnamese VI
0389.256.595