logo Tigobiz

Bộ phận kinh doanh là bộ phận chủ chốt mang về doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp. Việc xây dựng cơ chế trả lương cho bộ phận kinh doanh luôn là vấn đề đau đầu đối với chủ doanh nghiệp. Bài viết ngày hôm nay  sẽ hướng dẫn các bạn cách xây dựng quy chế lương thưởng cho bộ phận kinh doanh chuẩn nhất, mời các bạn cùng theo dõi.

Quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp là gì?

Quy chế lương thưởng là văn bản do doanh nghiệp lập, quy định về các vấn đề liên quan đến tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động như tiền thưởng, phụ cấp hay các khoản hỗ trợ phúc lợi khác, qua đó xác định được cách tính lương, hình thức, thời hạn trả lương cho người lao động tham gia làm việc tại công ty.

Khoản 1 điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”.

Ngoài ra Điều 104 Bộ Luật Lao động 2019 cũng quy định: “Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng cách hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động”.

Một số hình thức trả lương cho bộ phận kinh doanh

Trả lương theo doanh số bán hàng

Cách trả lương theo doanh số bán hàng thường mang tính chính xác cao, do đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu được sự mất mát, giảm thiểu thâm hụt không đáng có. Hơn nữa cách tính lương này sẽ kích thích tinh thần làm việc, tạo đòn bẩy cho nhân viên, bởi số tiền họ nhận được sẽ tương xứng với những gì mà họ làm ra. Từ đó tăng tinh thần tự giác, nỗ lực làm việc của nhân viên. Đây cũng là cách mà các doanh nghiệp sử dụng để giữ chân những nhân viên ưu tú ở lại làm việc cho mình.

Hiện nay, cách tính lương theo doanh số bán hàng thường được áp dụng cho những nhân viên như nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn,… Những vị trí này có đặc thù công việc phù hợp với cách tính lương theo doanh số.

Trả lương khoán

Đây là một trong các hình thức trả lương trong doanh nghiệp được sử dụng khá nhiều.. Khi mà người lao động hoàn thành được một khối lượng công việc nhất định nào đó được giao. Lúc này bên phía sử dụng lao động sẽ trả lương cho người lao động dựa trên đúng chất lượng công việc đã hoàn thành.

Cách tính lương khoán dựa trên công thức như sau: Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc.

Trả lương theo cơ chế khoán

Trả lương 3P

Phương pháp tính lương 3P là công cụ mạnh mẽ và hiệu quả cao để quản lý C&B, phúc lợi & đãi ngộ ở doanh nghiệp. Sử dụng công cụ này hiệu quả sẽ giúp anh chị:

  • Áp dụng thành công cách phát triển chính sách đãi ngộ, để mang lại giá trị lớn nhất cho nhân viên với chi phí thấp nhất
  • Thiết lập cơ cấu lương công bằng hiệu quả, có tính cạnh tranh lớn trong thị trường nhân sự, loại bỏ hoàn toàn yếu tố cảm tính và thiên vị
  • Khuyến khích và thúc đẩy nhân viên để đạt được kết quả xuất sắc, khích lệ tinh thần làm việc
  • Hệ thống trả lương là công cụ thu hút, giữ chân và tăng sự gắn bó với nhân viên, để tăng năng suất, tối ưu hoá quỹ lương, người lao động sẽ được đền đáp phù hợp với ảnh hưởng và những đóng góp của họ dành doanh nghiệp.
  • Là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy cá nhân phát triển, tăng năng suất cho tổ chức. Qua đó, lương 3P khuyến khích người lao động chú trọng chất lượng công việc, góp phần gia giảm nhiều nhất các nguy cơ, rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp, phục vụ mục tiêu kinh doanh & gắn kết.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết được trường hợp nào thì nên trả lương theo doanh số bán hàng và chọn ra được hình thức trả lương phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

English EN Vietnamese VI
0389.256.595