Startup đang trở thành xu hướng của rất nhiều đối tượng hiện nay. Tuy nhiên, có những ảo tưởng của về thị trường đã khiến người chơi vấp ngã nhanh, và doanh nghiệp không thể hoạt động dù có ý tưởng rất tốt. Nếu bạn đang đang có kế hoạch startup thì đừng bỏ qua bài viết này.
Đa số các STARTUP mắc phải một căn bệnh là quá tin vào góc nhìn của mình. Họ tạo ra được sản phẩm, mặc định rằng khách hàng cần sản phẩm của mình. Họ không hề biết, việc khách hàng bỏ tiền mua sản phẩm phải dựa trên thói quen và góc nhìn của khách hàng.
Lâu lâu gặp sản phẩm A hỏi, sản phẩm bạn có gì nổi bật hơn so với các sản phẩm B hay C đã tồn tại, thế nào cũng nhận được câu trả lời chung chung như là: Sản phẩm A của em có này có kia, phù hợp với người Việt hơn, có 7749 ưu điểm trên giời dưới biển. Nhưng các bạn lại chưa từng chỉ ra vấn đề thị trường và chân dung khách hàng, chưa từng đứng ở góc độ của khách hàng để hiểu thói quen mua hàng của chính khách hàng.
Thường thì thói quen mua hàng của khách hàng được dựa trên 4 yếu tố:
1. Về công năng sản phẩm:
– Nguồn gốc nguyên liệu
– Công nghệ sản xuất
– Cách sử dụng
2. Về dịch vụ bán hàng:
– Rủi ro chất lượng
– Chính sách mua hàng
– Chính sách hậu mãi
3. Về niềm tin khách hàng:
– Nơi sản xuất
– Thương hiệu sản phẩm
– Pháp lý của sản phẩm
– Cam kết của nhà sản xuất
4. Về cảm xúc khách hàng:
– Người nổi tiếng sử dụng
– Sự tôn vinh
Đỉnh cao của người làm kinh doanh là khiến cho khách hàng cảm thấy tự hào khi sử dụng sản phẩm của mình.
Bằng việc phân tích thói quen mua hàng của khách hàng, để họ đưa ra lựa chọn mua sản phẩm, bạn phải trả lời được các câu hỏi:
• Liệu sản phẩm của bạn có điểm mạnh gì hơn so với các sản phẩm khác cùng phân khúc của đối thủ?
• Dịch vụ của bạn có gì khác biệt với dịch vụ của đối thủ?
• Bạn có cam kết gì về chất lượng sản phẩm để khách hàng an tâm sử dụng?
Bạn không thể ba hoa rằng sản phẩm của bạn rất tốt, sản phẩm của bạn là số 1, sản phẩm của bạn là một cách cuộc mạng thay đổi cuộc đời khách hàng. Bạn phải có số liệu, có dẫn chứng cụ thể chứng minh được hiệu quả của sản phẩm sau khi sử dụng. Nếu không làm được vậy, chắc chắn bạn sẽ thua cuộc!
Khách hàng không trung thành với sản phẩm tuyệt vời của bạn. Họ chỉ trung thành với nhu cầu chưa được thỏa mãn của họ mà thôi!
Nếu bạn tạo ra được sản phẩm riêng biệt thì bạn có quyền định giá và không phải cạnh tranh. Nếu sản phẩm của bạn đã có mặt trên thị trường, bắt buộc bạn phải tìm ra được điểm mạnh để cạnh tranh với công ty đối thủ.